KTĐT – Gần 1/3 số người tiêu dùng Việt chọn siêu thị là địa điểm mua hàng tạp hóa thường xuyên.
Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện ích và siêu thị đang ngày càng tăng mạnh. Và đây cũng là xu hướng chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, có tới 34% số người tiêu dùng Việt được hỏi cho biết họ thường đi mua sắm tại siêu thị lớn và 29% lựa chọn mua hàng tạp hóa ở thường xuyên ở các siêu thị nhỏ hơn trong 12 tháng. Bên cạnh đó có 22% số người thường xuyên chọn các cửa hàng tiện ích để mua thực phẩm và hàng tạp hóa.
Cũng theo một thống kê gần nhất của Bộ Công Thương, hiện cả nước đang có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại, hơn 400 cửa hàng tiện ích. Các con số này chắc chắn sẽ tăng cao trong những năm tới khi xu hướng gia nhập thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tăng mạnh.
Ông Kaushal Upadhyay, Giám đốc điều hành dịch vụ khách hàng Nielsen cho rằng: “Siêu thị lớn và các đại siêu thị, là các kênh đã chiếm ưu thế trong các nước phát triển trên thế giới, sẽ phát huy vai trò chủ đạo và ngày càng quan trọng trong mắt người tiêu dùng tại các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam.”.
“Mặc dù vậy, các cửa hàng tiện ích nhỏ hơn cũng đang dần chiếm ưu thế đáng kể về thị phần và điều này có nghĩa là nhà sản xuất phải cũng phải xem xét đến việc phân phối hàng hóa dựa trên sự kết hợp hài hòa cả hai kênh.”, ông này đưa ra nhận định.
Ngoài ra báo cáo của Nielsen cũng cho biết có đến 28% người tiêu dùng Việt sử dụng kênh mua hàng và giao tận nhà, cao hơn so với 25% mức trung bình trên toàn cầu. Bên cạnh đó 61% người Việt cho rằng trang web là nơi ưa thích nhất được vào sử dụng để đặt hàng.
Cụ thể, có tới 34% số người tiêu dùng Việt được hỏi cho biết họ thường đi mua sắm tại siêu thị lớn và 29% lựa chọn mua hàng tạp hóa ở thường xuyên ở các siêu thị nhỏ hơn trong 12 tháng. Bên cạnh đó có 22% số người thường xuyên chọn các cửa hàng tiện ích để mua thực phẩm và hàng tạp hóa.
Cũng theo một thống kê gần nhất của Bộ Công Thương, hiện cả nước đang có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại, hơn 400 cửa hàng tiện ích. Các con số này chắc chắn sẽ tăng cao trong những năm tới khi xu hướng gia nhập thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tăng mạnh.
Ông Kaushal Upadhyay, Giám đốc điều hành dịch vụ khách hàng Nielsen cho rằng: “Siêu thị lớn và các đại siêu thị, là các kênh đã chiếm ưu thế trong các nước phát triển trên thế giới, sẽ phát huy vai trò chủ đạo và ngày càng quan trọng trong mắt người tiêu dùng tại các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam.”.
“Mặc dù vậy, các cửa hàng tiện ích nhỏ hơn cũng đang dần chiếm ưu thế đáng kể về thị phần và điều này có nghĩa là nhà sản xuất phải cũng phải xem xét đến việc phân phối hàng hóa dựa trên sự kết hợp hài hòa cả hai kênh.”, ông này đưa ra nhận định.
Ngoài ra báo cáo của Nielsen cũng cho biết có đến 28% người tiêu dùng Việt sử dụng kênh mua hàng và giao tận nhà, cao hơn so với 25% mức trung bình trên toàn cầu. Bên cạnh đó 61% người Việt cho rằng trang web là nơi ưa thích nhất được vào sử dụng để đặt hàng.
Theo: Hà Thanh – Kinh Tế và Đô Thị