Lối thoát nào cho ngành sản xuất giá kệ siêu thị?

Theo đánh giá của Bộ Công  Thương và Hiệp hội siêu thị Việt Nam, bức tranh toàn cảnh ngành sản xuất giá kệ siêu thị năm nay đã, đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bán lẻ không tăng trưởng và đều không đạt các chỉ tiêu kế hoạch, thậm chí nhiều siêu thị, cửa hàng tự chọn có nguy cơ “đóng cửa”.

xuong-san-xuat-gia-ke

Tồn kho lớn, nguyên liệu tăng.

Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thịnh Phát và Công ty CP Vinatech là 2 đơn vị chiếm thị phần lớn nhất trong ngành phân phối thiết bị siêu thị và sản xuất giá kệ siêu thị đang phải gồng mình vượt qua những khó khăn. Năm tháng đầu năm, tổng sản lượng tiêu thị giá kệ của 2 doanh nghiệp đạt khoảng 300,000 bộ, giảm gần 16%, thị phần giảm khoảng 2% so cùng kỳ. Cùng chung số phận là bộ hai xưởng sản xuất giá kệ của Công ty Thành Phong, Thành Đô tổng sản lượng tiêu thụ giá kệ trong quý I lần lượt là 20%, 10% kế hoạch năm, đặc biệt giá kệ do Công ty Thành Đô trong tháng 5 vừa qua lượng tiêu thụ quá thấp kéo theo lượng tồn kho khá lớn và không tiêu thụ được. Mặc dù được đầu tư dây chuyền mới, hiện đại nhưng đứng trước những khó khăn chung của thị trường và tình hình tài chính nội tại của DN cho nên nguy cơ đóng cửa nhà máy đang treo lơ lửng trước mắt.

Lý giải những khó khăn mà các DN sản xuất giá kệ siêu thị đang gặp phải, Chủ tịch hiệp hội bán lẻ Việt Nam bà: Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, nguyên nhân khách quan là do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta. Ðồng thời, Chính phủ thực hiện quyết liệt chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, giảm đầu tư công, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, người dân tâm lý tiêu hàng ngày thắt chặt. Các cửa hàng tự chọn, siêu thị sức mua giảm, doanh nghiệp bị chi phối, đã có những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tính đến phương án thu hẹp diện tích kinh doanh hoặc rút gọn hệ thống để đảm bảo chi phí.

Là DN lớn và chủ đạo trong lĩnh vực thiết bị siêu thị, Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thịnh Phát (công suất 3,5 triệu bộ/năm) đang phải nỗ lực vượt qua giai đoạn mà theo đánh giá là khó khăn nhất từ trước đến nay. Tiêu thụ sản phẩm sáu tháng qua chỉ bằng 67% so cùng kỳ năm 2011. Giám đốc Ông: Nguyễn Xuân Chiến cho biết, khó khăn nhất hiện nay là cân đối sản xuất – tiêu thụ – lợi nhuận. Trong khi đó, tại một số địa bàn, có những DN sản xuất giá kệ bắt đầu bán phá giá, thấp hơn giá bình thường 30 nghìn đồng, thậm chí là 50 nghìn đồng/bộ để đẩy hàng tồn kho chất lượng kém. Hiện nay, khách hàng đến đặt hàng công ty không giảm, song nhiều khách hàng không có tiền thanh toán, muốn ‘mua chịu’ cho nên công ty không thể đáp ứng vì như vậy sẽ dẫn đến nợ xấu, khó đòi, không bảo toàn được vốn.

Cần có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Mặc dù đã có nhiều tín hiệu tích cực hy vọng đem lại nguồn sinh khí mới cho ngành sản xuất giá kệ khi lãi suất ngân hàng bắt đầu giảm, lĩnh vực bất động sản ấm lên, tuy nhiên chặng đường gian khó vẫn còn dài, đòi hỏi nỗ lực trước hết từ phía các doanh nghiệp. Việc tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất đang được nhiều DN sản xuất giá kệ hưởng ứng mạnh mẽ, trong đó Thịnh Phát là đơn vị tích cực nhất. Thịnh Phát đã ký văn bản tiết kiệm với các công ty thành viên, phấn đấu trong năm nay tiết kiệm thêm 39 tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh việc nghiên cứu đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ giá kệ ế ẩm, lượng tồn kho lớn, các ‘chiêu’ khuyến mãi bán hàng không đem lại hiệu quả như mong đợi, thì việc nghiên cứu đưa ra các mẫu giá kệ mới phần nào đã tạo một lối thoát cho các nhà sản xuất giá kệ. Mới đây, sản phẩm Kệ siêu thị tôn liền chuyên dụng do Thịnh Phát thiết kế và đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hưởng ứng và đánh giá cao về chất lượng cũng như phát huy hiệu quả những công năng trong quá trình chứa hàng hóa cho các hệ thống siêu thị, shop thời trang. Có thể nhờ dòng sản phẩm mới này mà trong tháng 4 và tháng 5, sản lượng tiêu thụ của Thịnh Phát đã vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, theo ông Chiến, do đây là sản phẩm giá kệ mới, đang trong quá trình thâm nhập thị trường, cho nên lợi nhuận thu về chưa cao. Thành công của dòng sản phẩm Kệ siêu thị tôn liền khiến thị phần của dòng sản phẩm truyền thống kệ siêu thị vách lưới và tôn đột lỗ bị sụt giảm. Vì vậy, các DN sản xuất giá kệ khác như Vinatech, Thành Đô, Thành Phong… cũng đã tung ra thị trường dòng sản phẩm mới với tên kệ siêu thị vách liền, với giá mức ưu đãi tốt hơn các sản phẩm giá kệ cũ.

Các sản phẩm mới không chỉ giúp các nhà sản xuất giá kệ thoát khỏi khó khăn trong bối cảnh hiện tại, mà người tiêu dùng còn được hưởng lợi do dòng sản phẩm mới này có chất lượng tốt, chi phí đầu tư tiết kiệm.

Một trong những hướng đi cũ nhưng luôn được quan tâm là xuất khẩu giá kệ. Hiện nay, các DN sản xuất giá kệ đang đẩy nhanh tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đến nay toàn ngành đã xuất được khoảng 10% tổng sản lượng. Mặc dù về dài hạn, việc xuất khẩu giá kệ không có lợi nhưng tại thời điểm khó khăn này, xuất khẩu đang mang lại những hiệu quả tích cực, giúp giảm áp lực tiêu thụ nội địa, duy trì sản xuất, kinh doanh, tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần có sự trao đổi, bàn bạc, hợp tác trong việc xuất khẩu giá kệ để các DN tham gia cùng có lợi, tránh tình trạng tự ý hạ giá khiến việc xuất khẩu đã ít hiệu quả lại càng là nguyên nhân gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ công thương với chức năng quản lý ngành đang xúc tiến, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực trang thiết bị siêu thị, kệ siêu thị, kệ kho, trợ giúp họ mua lại một phần cổ phiếu hoặc toàn bộ các dự sản xuất trang thiết bị siêu thị đang gặp khó khăn. Ðồng thời cùng Bộ Công nghiệp đẩy mạnh chương trình sáng tạo, phát minh ra các công cụ hỗ trợ sản xuất ngày càng hiện đại và tăng tính hiệu quả hơn. Hai bên đang nghiên cứu, bàn thảo nhiều đề án hợp tác để sử dụng giá kệ cho các khối cơ quan, văn phòng nhà nước. Mặc dù còn chậm, nhưng đây là một trong những hướng đi quan trọng giúp tháo gỡ khó khăn cho các DN ngành giá kệ. Việc các DN sản xuất giá kệ gặp khó khăn như hiện nay cũng một phần là do các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam nhưng lại sử dụng các vật tư, trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước bạn như Thailan, Malaysia. Mặc dù Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, ngành sản xuất giá kệ hiện đang gặp khó khăn nhưng đây là khó khăn chung của cả nền kinh tế và không thể đổ lỗi hết cho việc mở cửa cho các doanh nghiệp bán lẻ ngoại vào thị trường Việt, nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt bà: Đinh Thị Mỹ Loan thì cũng đã đến lúc rà soát đầu tư phát triển sản xuất giá kệ theo hướng giảm, hoãn hoặc ngừng hẳn một số nhà máy có công nghệ cũ, lạc hậu, sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng giá thành bán trên thị trường cao. Như vậy mới tránh được tình trạng dư thừa như hiện nay. Cùng chung nhận xét, nhiều chuyên gia cho rằng để tháo gỡ khó khăn hiện nay, bên cạnh những nỗ lực của DN, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp thực tiễn hơn. Chẳng hạn như: tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm giá kệ, giảm và giãn thuế VAT ở mức hợp lý. Cho phép được chậm nộp thuế từ ba đến sáu tháng hoặc cho DN vay lại khoản thuế phải nộp, đồng thời giữ ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay, điện ổn định, có lộ trình cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó có cơ chế hỗ trợ tài chính, khuyến khích sáng tạo phát triển công nghệ trong ngành sản xuất… vì đây là một trong những mục tiêu được ưu tiên trong phát triển sản xuất giá kệ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững của DN nước nhà.

 

About thinhphat

Thịnh Phát Chuyên Sản xuất và Phân Phối Thiết bị siêu thị, Giá kệ siêu thị, Cổng từ an ninh trên toàn Quốc, Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, và đưa ra các giải pháp kinh doanh siêu thị hiệu quả, tiết kiệm.