(NTD) – Theo tính toán trung bình cứ 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; cứ 10.000 dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình; còn 1.000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện ích. Nếu tính trên đầu người, mô hình bán lẻ tại VN mới chỉ đáp ứng được 1/5.
Theo Bộ Công Thương, kênh bán lẻ hiện đại hiện chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ trong nước, dự báo đến năm 2020, tỉ lệ này sẽ tăng lên 45%. Con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tại Singapore, tỷ lệ này là 90%; Trung Quốc 64%, Indonesia là 43%, Thái Lan 46%, Malaysia 53%.
Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao. Vì thế, Việt Nam đã trở thành thị trường mục tiêu đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị siêu thị và thị trường bán lẻ.
( Siêu thị mọc lên, hàng hóa trên kệ để hàng như nấm nhưng vẫn chưa đủ nhu cầu cho người tiêu dùng )
Mới đây nhất, Tập đoàn bán lẻ số 1 Hàn Quốc – Lotte – đặt mục tiêu 60 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2020 và Aeon – ông lớn trong ngành bán lẻ Nhật Bản thông báo năm 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.Dư địa để ngành bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng tăng trưởng vẫn còn khá nhiều. Và thực tế, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã và đang đổ bộ rầm rộ vào Việt Nam.
Auchan (Pháp) – tập đoàn bán lẻ quốc tế sở hữu bởi gia đình Mulliez – kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực siêu thị và đại siêu thị, dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong 10 năm tới.
Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 19 – 20%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 20 – 21%/năm từ năm 2016 – 2020. Cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại vào năm 2020.
Ông Jonathan Hsu, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường của CBRE châu Á cho biết: “Những thách thức đang diễn ra mà các nhà bán lẻ phải đối mặt là việc leo thang chi phí, bán lẻ hiện đại đa kênh (omni-channels) ngày càng lớn và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng buộc các nhà bán lẻ phải có mạng lưới cửa hàng rộng khắp để đại diện cho thương hiệu của họ.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng cho thuê sẽ chậm lại trong năm nay khi các nhà bán lẻ tương đối thận trọng cũng như là mất nhiều thời gian vào các quyết định thuê bởi chi phí để mở một cửa hàng mới là vô cùng đắt đỏ, đặc biệt tại các khu vực trung tâm vì còn rất ít chỗ trống”.
Ông Hsu cũng khẳng định, dù vẫn còn sự dè chừng khi mở rộng kinh doanh tại các thị trường có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, do người tiêu dùng vẫn đang ưa chuộng không khí mua sắm tại các cửa hàng truyền thông nên các nhà bán lẻ vẫn dự định sẽ mở thêm nhiều cửa hàng nữa.
Theo: Nguoitieudung